Chương trình FFF mang lại nhiều lợi ích cho nông dân

Thứ sáu - 05/01/2018 13:58
Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) của Hội Nông dân Việt Nam, thực hiện tại huyện Ba Bể đã tạo sự chuyển biến tích cực đối với công tác trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng trong cộng đồng.
 
10
Tổ hợp tác chế biên tinh dầu hồi Thạch Ngõa đang tiến hành chưng cất tinh dầu hồi
Vừa qua, Tổ hợp tác trồng rừng Mạy Phấy, xã Chu Hương đã ký kết hợp đồng sản xuất gỗ ván bóc với cơ sở sản xuất Nguyễn Viết Thiện ở xóm Đồng Danh, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Theo đó, Tổ hợp tác Mạy Phấy bán gỗ keo để sản xuất gỗ xẻ thành khí. Tổng giá trị hợp đồng là 60 triệu đồng.
Ông Nông Trung Thông - Tổ trưởng tổ hợp tác Mạy Phấn cho biết: “Đây là hợp đồng mua bán gỗ đầu tiên của Tổ hợp tác. Đánh dấu sự thay đổi nhận thức của các thành viên trong việc kinh doanh gỗ để có thị trường tiêu thụ ổn định. Hoạt động cũng đã nâng cao năng lực cho các thành viên Tổ hợp tác về xây dựng hợp đồng kinh tế. Hiện nay, các thành viên đã nhận thức được những lợi ích làm việc theo nhóm và hợp tác, có nhiều thông tin thị trường và biết cách đàm phán giá cả, cùng nhau góp vốn đầu tư vào chế biến để gia tăng giá trị và thu nhập từ rừng”. Đến nay, Tổ hợp tác trồng rừng Mạy Phấy đã tổ chức sản xuất được 160m3 gỗ bóc, tạo việc làm cho 09 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 120.000 đồng/ngày/người.
Hay như Tổ hợp tác chế biến tinh dầu hồi ở thôn Thạch Ngõa, xã Mỹ Phương, đã chưng cất thành công tinh dầu hồi và có sản phẩm bán ra thị trường với giá 800.000 đồng/lít. Bên cạnh đó, Tổ hợp tác vận còn vận động các thành viên trồng được 2.000 cây giống hoa hồi, góp ngày công lao động và hiến đất mở được 1.500m đường lâm nghiệp với số tiền 15.000.000 đồng. Các thành viên trong Tổ hợp tác còn giúp nhau vay vốn không lấy lãi hoặc những hội viên nông dân có điều kiện kinh tế khá hơn giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn và chưa có kinh nghiệm sản xuất, giống cây trồng, giống vật nuôi để nhanh chóng cùng nhau thoát nghèo bền vững.
Trong năm 2017, Ban quản lý Chương trình FFF tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi ong dưới tán rừng và triển khai hỗ trợ cho các thành viên của 03 tổ hợp tác (THT) tham gia thực hiện Chương trình FFF gồm: THT Khuổi Coóng, THT Khuổi Sliến và THT Nà Ngộm tại 02 xã Chu Hương và Mỹ Phương, với quy mô 92 đàn ong cho 21 hộ thực hiện, tương đương 276 cầu ong (mỗi đàn 03 cầu ong). Sau 02 tháng thực hiện mô hình nuôi ong, các thành viên Tổ hợp tác đã thu được gần 30 lít mật ong và tăng thêm 23 đàn ong. Với những hiệu quả bước đầu mang lại, thời gian tới các tổ hợp tác sẽ tiếp tục phát triển mô hình.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức trong hỗ trợ các hộ, các tổ chức sản xuất rừng và trang trại. Do đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho các tổ chức sản xuất rừng và trang trại về tài nguyên rừng, cùng nhau làm việc, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại FFF đã tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển nông - lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, tạo đà cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững./.

 

Tác giả bài viết: Tác giả: Huyền Thương

Nguồn tin: Nguồn: Báo Bắc Kạn điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây