Tập huấn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh, nông lâm kết hợp

Thứ ba - 19/03/2024 14:39
Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ thuật, nâng cao chất lượng rừng trồng gỗ lớn thâm canh, nông lâm kết hợp, ngày 14, 15/3/2024 Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh, nông lâm kết hợp. Đây là hoạt động trong Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn 2 (FFF II) đang được triển khai tại 2 huyện Ba Bể và Chợ Đồn.

Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Công Lệnh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh; Tiến sỹ Bùi Kiều Hưng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Bể, Chợ Đồn, lãnh đạo Hội Nông dân xã Yên Phong, Phương Viên, Thượng Giáo, hợp tác xã, tổ hợp tác và hội viên nông dân huyện Ba Bể và Chợ Đồn có diện tích trồng rừng theo hướng cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian 2 ngày, gần 30 học viên đã được báo cáo viên của Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giới thiệu một số kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh, trồng cây phân tán, cây đa giá trị và nông lâm kết hợp, trồng cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu dưới tán rừng.

 
nhf
Tiến sỹ Lê Văn Quang - Trưởng bộ môn Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giới thiệu một số kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh, trồng cây phân tán, cây đa giá trị và nông lâm kết hợp, trồng cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu dưới tán rừng tại buổi tập huấn
 
Bên cạnh đó, các học viên còn được tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm về mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn và nông lâm kết hợp tại huyện Chợ Đồn.
Qua tập huấn, các học viên nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng rừng gỗ lớn thâm canh, nông lâm kết hợp, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, chu kỳ sản xuất đạt 10 năm trở lên cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng rừng gỗ nhỏ làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu, đặc biệt khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán,…/.

Tác giả bài viết: Duy Hoài - Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây